Hình minh họa
Nhà đầu tư sốt ruột chờ mở cửa để “bung tiền” gom đất
Nhiều nhà đầu tư tại TP.HCM đang nóng lòng chờ đợi thành phố và các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… sớm thống nhất phương án đi lại với những điều kiện dễ dàng hơn để quay trở lại tìm kiếm đầu tư bất động sản. Đặc biệt với phân khúc đất nền vùng ven.
Tâm lý chờ đợi của các nhà đầu tư là dễ hiểu sau nhiều tháng liền phải “bó chân” khi TP.HCM và các địa phương lân cận thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Anh Thông (ngụ TP. Thủ Đức) cho biết, hiện đang bỏ trong tài khoản ngân hàng hơn 1 tỉ đồng. Đây là số tiền anh dự định sẽ mua đất ở Chơn Thành, Bình Phước nhưng chưa kịp làm gì thì bị phong toả do dịch bệnh.
Bất động sản hậu Covid: Sẽ không còn câu chuyện lướt sóng
Trong giai đoạn bất động sản tăng trưởng liên tục từ 2015 đến nay, các nhà đầu tư đã tích lũy một lượng tài sản tương đối lớn, nên khi dịch bệnh xảy ra đã xuất hiện hai tình huống.
Một là nhà đầu tư không chuyên, đi vay ngân hàng hoặc lướt sóng sẽ gặp khó khăn. Hai là nhà đầu tư chuyên nghiệp có sự chuẩn bị nhất định. Đó là những người vẫn còn nhu cầu mua bất động sản trong bối cảnh dịch bệnh. “Theo tôi, có khoảng 10-20% nhà đầu tư bất động sản đang gặp khó khăn và muốn bán ra. Tuy nhiên, trên thị trường không có sản phẩm bán giảm giá, trừ khi người mua gặp trực tiếp, có thương lượng qua lại mới được giảm 3-5%, còn việc giảm giá không thể hiện trên các kênh rao vặt.
Hà Nội muốn đưa 3 huyện lên thành phố: ‘Kiểm soát quy hoạch tránh tạo cơn sốt đất ảo’
Ủng hộ chủ trương Hà Nội quy hoạch 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố. Tuy nhiên, KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng, đây mới chỉ là ý tưởng, chủ trương vì vậy trong quá trình thực hiện cần kiểm soát tốt quy hoạch và phải có lộ trình nếu không sẽ tạo nên cơn “sốt đất ảo” và chính người dân sẽ chịu thiệt thòi.
Hiện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh đang là cấp huyện chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa rất thấp. Do đó, để lên thành phố, các huyện này phải đảm bảo được các tiêu chí theo quy định như dân số, diện tích… đặc biệt, tỷ lệ đô thị hóa phải đạt 65%. Đồng thời, đó phải là thành phố đa chức năng, gắn với thành phố trung tâm, là nơi góp phần giãn dân cho nội đô, tạo thành chuỗi đô thị liên kết bổ trợ cho nhau theo chức năng định hướng phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
TP.HCM sẽ xây 1 triệu căn nhà giúp người nghèo thoát khỏi “ổ chuột”
Công nhân, lao động, người thu nhập thấp tại TP.HCM sẽ có cơ hội tiếp cận một nơi ở an toàn, đảm bảo hơn khi lãnh đạo thành phố đang lên kế hoạch xây dựng 1 triệu căn nhà nhằm thay thế chung cư cũ, nhà trên kênh rạch, các khu nhà trọ nhếch nhác.
Chủ tịch TP.HCM chia sẻ, trên địa bàn một bộ phận người lao động hiện đang sinh sống trong các khu nhà trọ không gian chật hẹp, thiếu hụt tiện ích. Trước dịch, nhà trọ đơn thuần chỉ là nơi ngủ bởi công nhân đi làm cả ngày. Tuy nhiên, dịch bệnh vừa qua cho thấy sự bất cập của những nơi ở này khi cả gia đình phải xoay sở trong một diện tích chật hẹp, bức bối trong nhiều tháng liền gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần.
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là xu thế hậu đại dịch?
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, thêm một yếu tố quyết định đến khả năng đầu tư bất động sản second-home chính là quy hoạch. Điều này phụ thuộc vào các nhà làm chính sách.
“quy hoạch đô thị lõi nén là điều sẽ được các nhà quy hoạch và người tiêu dùng cân nhắc trong tương lai gần, khi kinh nghiệm phòng chống dịch đã cho thấy nhiều điều” – ông Khương đánh giá. Ông Khương cũng cho rằng, đại dịch và work from home làm thay đổi nhận thức và tư duy của người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, condotel và biệt thự nghỉ dưỡng sẽ là câu chuyện của tương lai gần, như một điểm đến hấp dẫn.
Dự án khu tái định cư sân bay Long Thành nguy cơ trễ hẹn
Dự án Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn (khu tái định cư sân bay Long Thành) được khởi công vào tháng 4/2020, nhằm bố trí tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi, đủ điều kiện bố trí tái định cư thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Theo quy hoạch, khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn nằm phía Bắc sân bay Long Thành, dọc theo tuyến đường tỉnh 769 và tiếp giáp khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn có diện tích hơn 282ha, được chia làm 3 phân khu với hơn 5.000 lô tái định cư, đáp ứng chỗ ở cho 26.500 đến 29.500 người phục vụ di dời các hộ dân bị giải tỏa trắng thuộc dự án sân bay Long Thành.