Hình minh họa
F0 sẽ khuấy đảo thị trường bất động sản cuối năm?
Trước những tác động nghiêm trọng của đợt tái phát dịch lần thứ 4, thị trường suy giảm lực đầu tư, nhưng số lượng nhà đầu tư F0 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, đẩy lực đầu tư tăng vào cuối năm nay.
Nguồn cung ở Hà Nội tiếp tục nằm ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước, chủ yếu là sản phẩm chung cư, chiếm đến 87,3% tổng cung. Căn hộ bình dân ngày càng khan hiếm. Cả quý 3 chỉ đạt 3,5 % tổng lượng cung và nằm ở xa khu trung tâm. Tại TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, nguồn cung đất nền giảm mạnh, chỉ tương đương với khoảng 4% so với quý trước.
Sau giãn cách, đại gia Hà Nội xuống tiền chốt ngay nhà đất chục tỷ
Hà Nội thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 từ ngày 24/7 – 20/9 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch bất động sản. Trong đó, thị trường thổ cư trầm lắng hơn cả do đặc thù riêng, không dễ xoay chuyển sang bán online như đất dự án, chung cư.
Chị P.T, trưởng phòng của một công ty bất động sản cho biết, do thị trường bị nén 2 tháng nên sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, khách có nhu cầu mua nhà đất ở khu vực nội thành “nét” hơn, chốt mua nhanh hơn trước.
Bất chấp dịch bệnh, thị trường bất động sản những tỉnh này vẫn phục hồi tích cực
Ông Trần Hữu Giáp, đại diện tổ công tác nghiên cứu thị trường khu vực Bắc Trung Bộ của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, tâm điểm của thị trường khu vực này thời gian qua là Thanh Hoá, với 18 dự án chào bán trong quý 3.2021.
Trong số đó có 8 dự án mới và 10 dự án cũ, cung cấp ra thị trường 2.235 sản phẩm. Có thể kể đến một số dự án như Sungroup Sầm Sơn, Flamingo, Vinhome, TNR và các dự án mặt bằng đất đấu giá ở thành phố, trung tâm các huyện với 950 sản phẩm đã bán được tương đương 42,5% tỷ lệ hấp thu. Riêng các dự án mở bán mới tỷ lệ lên đến 60%.
Người mua nhà nguy cơ mất trắng khi bảo lãnh ngân hàng chỉ nằm “trên miệng” chủ đầu tư
Không ít chủ đầu tư bán nhà ở hình thành trong tương lai hứa hẹn rằng dự án đã có ngân hàng bảo lãnh khách hàng cứ yên tâm mua. Thế nhưng, khi dự án chậm tiến độ, thậm chí ngừng thi công thì chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, bảo lãnh ngân hàng cũng chỉ nằm trên lời quảng cáo.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho biết, Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định dự án bán nhà hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh mới được bán hàng. Quy định này như một “tấm khiên” bảo vệ người mua trước tình trạng các chủ đầu tư vẽ dự án lung linh trên nền đất trống rồi huy động vốn mà không biết trước những rủi ro có thể xảy ra..
Dân ùn ùn đổ về quê, chủ trọ lo “sốt vó”
Nhiều chủ trọ ở TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương đang đứng ngồi không yên khi khách thuê đồng loạt trả phòng để về quê. Dịch bệnh đang khiến cả người thuê lẫn chủ trọ khốn đốn.
Họ là lao động đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Họ từng phải rời quê hương để đến với những trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM, Đồng Nai hay Bình Dương để tìm kiếm việc làm, mong một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của dịch bệnh khiến người lao động mất việc, không có thu nhập, không thể cầm cự nổi ở thành phố nên đành khép lại “giấc mơ’ để hồi hương.
Sửa đổi Luật Đầu tư, giá nhà có giảm?
Chuyên gia pháp lý cho rằng, nếu việc sửa đổi nội dung của Luật Đầu tư sớm được Quốc hội thông qua, thì những khó khăn, bế tắc của các doanh nghiệp đất động sản sẽ được tháo gỡ, qua đó giúp tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần vào việc giảm giá nhà ở trong thời gian tới.
Thông tin về việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014) của Thủ tướng Chính phủ được báo chí đăng tải nhiều thời gian vừa qua.